DU HỌC KIPA Người bạn đồng hành tin cậy nhất
VISA D2
1. Visa D2 Hàn Quốc là gì?
Visa D2 là loại thị thực cấp cho học sinh, sinh viên được một trường cao đẳng hoặc đại học ở Hàn Quốc chấp thuận vào học một chuyên ngành cụ thể nào đó sau khi đã đào tạo xong khóa học tiếng Hàn hoặc có topik 3 trở lên
Học sinh KIPA trong buổi học tại trường ĐH Dongkuk
2. Điều kiện xin visa D2 Hàn Quốc.
• Yêu cầu có sức khỏe tốt, không mắc lao phổi hay các bệnh truyền nhiễm khác. • Không có tiền án tiền sự • Không rớt visa Hàn Quốc trong 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ. • Có sổ tiết kiệm tối thiểu 10.000 USD đã gửi vào ngân hàng ít nhất 3 tháng trở về trước. • Người bảo lãnh phải có minh chứng rõ ràng với mức thu nhập trung bình 30 – 70 triệu VND/ tháng. Đối với visa D2-1, D2-2: • Tốt nghiệp phổ thông/ trung cấp/ cao đẳng/ đại học. • Điểm trung bình GPA đạt 6.5 trở lên. • Chứng chỉ tiếng Hàn đạt TOPIK 3 trở lên. Giấy chứng nhận topik của học sinh nhà Kipa. Đối với visa D2-3: • Tốt nghiệp đại học • GPA đạt tối thiểu 7.0 • Chứng chỉ tiếng Hàn đạt TOPIK 4 trở lên. Đối với visa D2-4: • Tốt nghiệp thạc sĩ • Chứng chỉ tiếng Hàn từ TOPIK 4 trở lên.
3. Các loại visa D2 Hàn Quốc
Các loại visa D2 Đối tượng Ghi chú
D2-1 Sinh viên Cao Đẳng Yêu cầu có chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK 2
D2-2 Sinh viên Đại học Yêu cầu có chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK 3 hoặc 4
D2-3 Thạc sĩ Yêu cầu có chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK 4
D2-4 Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Yêu cầu có bằng Thạc sĩ trở lên
D2-5 Nghiên cứu sinh Yêu cầu học từ tiến sĩ trở lên
D2-6 Sinh viên trao đổi
D2-7 Du học kết hợp làm việc
D2-8 Du học ngắn hạn
Chuyến công tác thăm trường của nhân viên Kipa.
4. Visa Hàn Quốc có thời hạn bao lâu?
Loại visa Thời gian lưu trú tối đa
Visa du học cao đẳng (D-2-1)/ đại học (D-2-2) 1 năm dành cho các trường không nằm trong diện ưu tiên
Visa du học thạc sĩ (D-2-3)/ tiến sĩ (D-2-4) 1 năm
Visa du học nghiên cứu (D-2-5) 1 năm
Visa du học trao đổi (D-2-6) 1 năm
Visa du học ngắn hạn (D-2-8) 1 năm
5. Hồ sơ xin visa D2 Hàn Quốc
- Các loại giấy tờ chung • Đơn xin cấp visa • Hộ chiếu bản gốc + bản sao. • 1 ảnh thẻ (nền trắng 3.5*4.5cm) • Giấy nhập học • Bản sao chứng nhận đăng kí kinh doanh của nơi đào tạo • Bản sao CMND/CCCD • Phiếu xét nghiệm kết quả bệnh lao phổi (yêu cầu được cấp bởi bệnh viện do Đại sứ quán chỉ định) • Mẫu đăng kí thông tin của người xin cấp visa - Giấy tờ chứng minh học lực cao nhất - Giới thiệu bản thân và kế hoạch học tập - Giấy tờ chứng minh tài chính: Sổ tiết kiệm yêu cầu tổi thiểu cần có là 20.000 USD được gửi vào ngân hàng ít nhất 3 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ, xác nhận thu nhập, nghề nghiệp, bảng lương, giấy tờ nhà đất, ô tô,… - Giấy tờ cam kết bảo lãnh tài chính của bố mẹ. Hộ chiếu ảnh minh họa.
6. Thủ tục xin visa D2 Hàn Quốc
Bước 1: Trước tiên, bạn cần dịch thuật công chứng hồ sơ Bước 2: Đến tại Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao để hợp pháp hóa Bạn cần phải xin tem và dấu hợp pháp hóa các giấy tờ sau: – Học bạ cấp 3 (Bản gốc + bản dịch). – Bằng cấp 3 (Bản gốc + bản dịch). – Giấy khám sức khỏe. – Lý lịch tư pháp. – Giấy tình trạng hôn nhân (Nếu có). Bước 3: Đến tại Phòng Lãnh Sự- Đại sứ quán Hàn Quốc để tiếp tục hợp pháp hóa hồ sơ. Tiếp đến, bạn tới đây lấy số hẹn rồi nộp hồ sơ gồm: – Học bạ cấp 3 (Bản gốc + bản dịch). – Bằng cấp 3 (Bản gốc + bản dịch) Yêu cầu các giấy tờ sau khi hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Hàn Quốc: – Bản dịch đã được hợp pháp hóa của Cục lãnh sự Việt Nam – Giấy khám sức khỏe có tem và dấu hợp pháp hóa. – Bản photo của bản dịch đã hợp pháp hóa – 01 bản photo chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu. – Bản photo học bạ, bằng cấp Bước 4: Gửi hồ sơ và nhận thư mời của trường Thư mời sẽ được gửi qua bưu điện hoặc qua mail. Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu tạm đóng trước một khoản học phí theo quy định. Rồi trường sẽ gửi giấy xác nhận được nhập học qua e-mail hoặc bưu điện cho bạn. Bạn sẽ dùng giấy xác nhận đó để xin visa tại Đại sứ quán. Bước 5: Tiến hành nộp hồ sơ xin visa Khi đã có giấy xác nhận nhập học, bạn đến Đại sứ quán và điền vào tờ xin visa để xin giấy hẹn nộp hồ sơ xin visa du học D2 Hàn Quốc. Bước 6: Phỏng vấn xin thị thực tại Đại sứ quán Khi xét duyệt hồ sơ xong, nếu giấy tờ đạt yêu cầu, bạn sẽ được báo lịch phỏng vấn cụ thể. Sau khi phỏng vấn, Đại sứ quán sẽ cấp visa cho bạn. Bạn cần thông tin lại với trường và đặt lịch bay theo đúng lịch nhập học mà trường quy định.
7. Quyền lợi của Visa D2 Hàn Quốc
• Được nhà trường hoặc các cơ quan mà bạn thực tập hỗ trợ gia hạn khi visa D2 sắp hết hạn mà không cần quay về Việt Nam. Đây là một trong những lợi thế giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và chi phí. • Du học Hàn Quốc, bạn được phép đi làm thêm tối đa 20 giờ mỗi tuần. Riêng thứ bảy, chủ nhật và các kỳ nghỉ sẽ được thoải mái làm thêm mà không bị giới hạn về thời gian. Tuy nhiên, những công việc bạn làm phải nằm trong phạm vi cho phép. • Được bảo lãnh bố, mẹ, anh, chị, em đến Hàn Quốc du lịch theo diện C-3-9 hoặc xin visa F-1-15 lưu trú dài hạn tại Hàn Quốc. Quyền lợi này chỉ dành riêng cho visa du học D2, không áp dụng với visa du học Hàn Quốc D4. • Sau khi kết thúc khóa học, nếu muốn ở lại Hàn Quốc làm việc, bạn sẽ được chuyển đổi sang visa D-10 với thời hạn 6 tháng. • Riêng với visa D-2-1, D-2-2, visa D-2-3 và D-2-4, khi tốt nghiệp bạn có thể đăng ký học lên bậc học cao hơn với cấp visa tương ứng. Lúc này, cơ hội được làm việc lâu dài hoặc định cư tại Hàn Quốc của bạn cũng sẽ cao hơn. • Khi tốt nghiệp, nếu bạn được chấp nhận bảo lãnh với mã ngành học thuộc visa E-7 thì sẽ được chuyển sang thị thực E-7 sau khi kết thúc đào tạo. • Những ai tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên và làm cho một công ty cụ thể nào đó ở Hàn Quốc, bạn sẽ có cơ hội chuyển từ visa D2 sang visa F-2 (hay còn gọi là visa định cư tại Hàn Quốc).
8. Danh sách các trường đại học ở Hàn Quốc
1. Đại học quốc gia Seoul– Seoul. 2. Viện khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) – Daejeon. 3. Trường Đại học Yonsei Hàn Quốc – Seoul. 4. Trường Đại học Korea Hàn Quốc – Seoul. 5. Trường Đại học HanYang Hàn Quốc – Seoul. 6. Trường Đại học Kyung Hee Hàn Quốc – Seoul. 7. Trường Đại học Sungkyunkwan Hàn Quốc – Seoul. 8. Pusan National University. 9. Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang (POSTECH, tên gọi tắt của người Việt Trường Đại học Pohang Hàn Quốc) – Pohang. 10. Trường Đại học Chung Ang Hàn Quốc – Seoul. 11. Đại học Sogang Hàn Quốc – Seoul. 12. Đại học nữ Ewha – Seoul. 13. Đại học quốc gia Kyungpook – Daegu. 14. Đại học Hankuk. 15. Đại học Quốc gia Pukyong – Busan. 16. Đại học Yeungnam Hàn Quốc – Gyeongsangbuk. 17. Viện Khoa học và Công nghệ quốc gia Ulsan – Ulsan. 18. Đại học Quốc gia Chonnam. 19. Trường Đại học Ajou Hàn Quốc – Suwon (Gyeonggi). 20. Đại học Inha – Incheon. 21. Đại học Quốc gia Kangwon – Chuncheon. 22. University of Seoul(đại học Seoul). 23. Trường Đại học Wonkwang Hàn Quốc – Jeonbuk. 24. Trường Đại học Konkuk Hàn Quốc – Seoul. 25. Trường Đại học Sejong Hàn Quốc – Seoul. 26. Đại học Dankook – Yongin. 27. Đại học Dongguk – Seoul. 28. Trường Đại học Soongsil Hàn Quốc – Seoul. 29. Đại học quốc gia Chungbuk – Cheongju (Chungcheongbuk). 30. Trường Đại học Kookmin Hàn Quốc (Đại học Quốc dân Hàn Quốc) – Seoul. 31. Trường Đại học Myongji university Hàn Quốc – Seoul. 32. Đại học Hongik – Seoul. 33. Đại học quốc gia Chungnam (tên gọi tắt của người Việt: Đại học Chungnam Hàn Quốc) – Daejeon. 34. Đại học Quốc tế Handong – Pohang. 35. Đại học nữ sinh Sookmyung – Seoul. 36. Đại học Hallym – Chuncheon. 37. Đại học Quốc gia Gyeongsang – Jinju. 38. Đại học Gachon Hàn Quốc – Seongnam. 39. Đại học Wonkwang – Iksan. 40. Đại học Ulsan – Ulsan. 41. Đại học Dongseo – Busan. 42. Đại học Keimyung – Daegu 43. Đại học Đông A – Busan 44. Đại học Hannam – Daejeon 45. Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Seoul – Seoul 46. Đại học Inje – Gimhae 47. Đại học Quốc gia Jeju – Jeju 48. Đại học Chosun – Gwangju 49. Đại học Kwangwoon – Seoul 50. Đại học quốc gia Kongju 51. Đại học Dong-Eui – Busan 52. Đại học Daegu – Daegu 53. Đại học Hoseo – Asan 54. Đại học Kyungnam – Kyungnam University 55. Đại học Công giáo Hàn Quốc – Seoul 56. Đại học quốc gia Incheon – Incheon 57. Korea University of Technology and Education – Cheonan 58. Trường Đại học Sangmyung Hàn Quốc – Seoul 59. Viện Công nghệ quốc gia Kumoh – Gumi 60. Đại học Soonchunhyang – Asan 61. Trường Đại học Kyonggi Hàn Quốc – Suwon (Gyeonggi) 62. Đại học Anyang – Anyang 63. Trường Đại học Sunmoon Hàn Quốc – Asan, Chungcheongnam 64. Đại học quốc gia Changwon 65. Đại học quốc gia Kunsan – Gunsan 66. Đại học Giao thông quốc gia Hàn Quốc 67. Đại học Silla – Busan 68. Đại học hàng không vũ trụ Hàn Quốc – Korea Aerospace University – Goyang 69. Đại học ngoại ngữ Busan – Busan 70. Đại học Kyungsung – Busan 71. Đại học nữ Sungshin – Seoul 72. Đại học nữ Seoul 73. Trường Đại học Jeonju Hàn Quốc – Jeonju 74. Đại học công nghệ Daegu – Gyeongsan 75. Đại học Konyang – Nonsan 76. Đại học Suwon – Hwaseong 77. Đại học Pai Chai – Daejeon 78. Đại học Woosong – Daejeon 79. Đại học Cheongju – Cheongju 80. Đại học Hàng hải và Đại dương Hàn Quốc – Korea Maritime and Ocean University – Busan 81. Đại học Quốc gia Mokpo – Mokpo 82. Đại học Quốc gia Hanbat – Daejeon 83. Đại học Dongshin – Naju 84. Đại học CHA – Pocheon 85. Đại học Hansung 86. Đại học quốc gia Sunchon 87. Đại học nữ sinh Duksung 88. Đại học Seowon – Cheongju 89. Trường Đại học Hanseo – Seosan 90. Đại học Sahmyook – Seoul 91. Đại học Kyungil – Gyeongsan 92. Đại học Nghệ thuật Quốc gia Seoul – Seoul 93. Đại học quốc gia Andong – Andong 94. Đại học Kangnam (đại học tư thục) – Yongin 95. Đại học kỹ thuật Hàn Quốc – Siheung 96. Đại học Semyung – Jecheon 97. Đại học Gwangju – Gwangju 98. Đại học Giáo dục quốc gia Hàn Quốc – Cheongju 99. Đại học Daejin(đại học tư thục) – Pocheon 100. Đại học Dongyang – Punggi Đại học quốc gia Pusan – Busan • Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc – Seoul • Đại học Quốc gia Chonbuk (Jeollabuk) • Đại học Seoul Sirip – Seoul • Đại học Bách khoa Hàn Quốc – Siheung • Đại học Giáo dục Quốc gia Hàn Quốc – Cheongju • Đại học Công nghệ và Giáo dục Hàn Quốc – Cheonan • Đại học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc – Daejeon